Trong những năm gần đây, nghề Business Analyst (BA) đang được xem là một trong những ngành nghề rất hot và được yêu cầu tuyển dụng ở nhiều công ty. Vậy Business Analyst là gì và công việc của họ giúp ích gì cho các doanh nghiệp? Nên học gì để trở thành một BA đạt chuẩn? Cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Business Analyst (BA) là gì?
Business Analyst (gọi tắt là BA) là những chuyên viên có nhiệm vụ tìm hiểu về các hoạt động kinh doanh của một tổ chức hoặc doanh nghiệp, phân tích các thông tin và dữ liệu về các hoạt động đó, và đưa ra các khuyến nghị hoặc giải pháp để cải thiện hoặc tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh.
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có Business Analyst để hiểu rõ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và phát hiện được những điểm cần cải thiện để mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
Nhiệm vụ của Business Analyst
Công việc của Business Analyst chủ yếu liên quan đến xử lý dữ liệu và làm việc với các bên liên quan nội bộ, từ đó đưa ra những giải pháp giúp tổ chức hoặc doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Thu thập, phân tích dữ liệu
Phân tích và đánh giá thông tin và dữ liệu kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các hệ thống và cơ sở dữ liệu của tổ chức, thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng và môi trường kinh doanh chung.
Dựa trên những dữ liệu thu thập được, Business Analyst sẽ thực hiện các phân tích để tìm hiểu những điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức hoặc doanh nghiệp cũng các cơ hội và thách thức trong môi trường kinh doanh.
Đề xuất và thiết kế các giải pháp
Sau khi phân tích dữ liệu, Business Analyst sẽ báo cáo những vấn đề trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đề xuất hướng giải quyết để cải thiện quy trình kinh doanh. Từ đó, tối ưu hóa lợi nhuận và giúp tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, giảm thiểu chi phí.
Điều chỉnh chiến lược kinh doanh
Business Analyst là những người hiểu rõ nhất về hoạt động và tính hiệu quả của doanh nghiệp, do đó đây sẽ là bộ phận được giao trọng trách điều chỉnh chiến lược kinh doanh khi doanh nghiệp không đạt được những mục tiêu kinh doanh nhất định.
Hỗ trợ triển khai dự án
Những chuyên viên Business Analyst có thể phải tham gia hỗ trợ các dự án và đảm bảo rằng chúng được triển khai hiệu quả. Họ cũng cần phải truyền đạt kế hoạch với các bên liên quan trong tổ chức hoặc doanh nghiệp để đảm bảo có được sự đồng thuận trước khi triển khai.
Vai trò của Business Analyst
Các Business Analyst có vai trò quan trọng trong các tổ chức và doanh nghiệp và có thể mang lại đóng góp to lớn ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận. Một vài vai trò của BA có thể kể đến như:
Thúc đẩy hợp tác nội bộ
Thông qua những đánh giá về hoạt động kinh doanh, Business Analyst sẽ đưa ra các giải pháp thay đổi để tăng cường sự hợp tác giữa các bộ phận và đảm bảo các quy trình làm việc được diễn ra một cách hiệu quả.
Là một nhà phân tích, BA sẽ phải truyền đạt ý tưởng của mình chính xác đến các bên liên quan và yêu cầu họ hợp tác để cùng mang lại những thay đổi lớn giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru hơn.
Giảm thiểu chi phí và tổn thất
Business Analyst có thể giúp doanh nghiệp nhận ra những mảng kinh doanh không sinh lời hoặc những bất cập trong quy trình kinh doanh và đề nghị loại bỏ hoặc thay đổi cho phù hợp. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể có được lợi nhuận cao hơn nhờ loại bỏ những hoạt động không hiệu quả và tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Sử dụng vốn hiệu quả
Dựa trên những phân tích và đề xuất của BA, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về việc nên sử dụng vốn như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất thay vì chi tiền cho những hoạt động không mang lại nhiều lợi ích thực tế.
Cầu nối giao tiếp nội bộ
Thiết lập một môi trường thân thiện là một trong những vai trò quan trọng của Business Analyst. Nếu có một sự thay đổi bắt buộc đối với chiến lược kinh doanh của công ty, họ sẽ phải truyền đạt ý tưởng đó với các phòng ban liên quan để các bên hiểu rõ mục đích dự án.
Từ đó, khi đã hiểu được nhiệm vụ và vai trò của nhau thì các bộ phận sẽ phối hợp ăn ý hơn để định hướng lại hoạt động của doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của mỗi dự án là công ty tăng lợi nhuận và hoạt động hiệu quả hơn.
Học ngành gì để trở thành Business Analyst?
Thực tế, không có một ngành học nào chuyên đào tạo trở thành Business Analyst mà hầu hết đều cần học thêm từ thực tế và các khóa học bên ngoài thay vì sách vở. Nếu bạn muốn được tiếp cận với những kiến thức cơ bản để trở thành Business Analyst từ sớm thì đây là một số ngành sẽ giúp bạn có nền tảng vững chắc hơn.
Hệ thống thông tin quản lý
Với ngành hệ thống thông tin quản lý, bạn sẽ được trau dồi kiến thức để trở thành một chuyên viên BA chuyên nghiệp. Bạn cũng được đào tạo kiến thức về công nghệ thông tin, hệ thống thông tin quản lý hay kinh tế.
Quản trị kinh doanh
Nếu học Quản trị Kinh doanh, bạn sẽ được đào tạo về cách quản trị một doanh nghiệp và được học thêm kiến thức ở nhiều mảng bao gồm·kinh tế học, marketing, tài chính, kế toán, quản trị nhân lực,… Do đó, ngành học này sẽ cho bạn một góc nhìn đa chiều để phân tích vấn đề của doanh nghiệp.
Công nghệ thông tin (IT)
Các bạn sinh viên IT sẽ có cho mình lợi thế hơn khi được đào tạo chuyên sâu về công nghệ cũng nhưhệ thống phần mềm. Ngành học này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về phát triển phần mềm, cơ sở dữ liệu và các kỹ năng về xử lý dữ liệu, điều này rất hữu ích nếu bạn cần làm việc với các công nghệ và phần mềm khác nhau.
Khoa học dữ liệu
Ngành học này đào tạo cho sinh viên khả năng tập trung vào xử lý và phân tích dữ liệu, sau đó đưa ra những dự đoán về xu hướng. Những kiến thức này rất quan trọng với một Business Analyst khi bạn phải làm việc với lượng dữ liệu cực khủng và phức tạp.
Tài chính
Hiểu biết về các chỉ số tài chính giúp bạn đo lường những chỉ số này dựa trên số liệu thu thập và đánh giá “sức khỏe” doanh nghiệp. Chính vì vậy, học tài chính sẽ giúp bạn nhanh nhạy với những con số và rèn luyện tư duy logic.
Những kỹ năng cần có của một Business Analyst
Một chuyên viên BA không chỉ cần có bề dày kiến thức ở nhiều lĩnh vực mà còn cần thêm những kỹ năng khác để có thể phát triển và thăng tiến trên sự nghiệp lâu dài.
Kỹ năng giao tiếp
Hãy cố gắng trau dồi khả năng trình bày và diễn đạt một cách hiệu quả vì Business Analyst phải là một người giao tiếp tốt thì mới có thể tổ chức và điều hành thành công các buổi họp. Họ cần xây dựng mối quan hệ tốt với nhiều bên liên quan ở mọi cấp và cần có cả khả năng thuyết phục, đàm phán vượt trội.
Nhạy bén trong kinh doanh
Để trở thành một Business Analyst giỏi, bạn cần có kiến thức về kinh doanh và sự hiểu biết tường tận về doanh nghiệp để triển khai các chiến lược cần thiết. Bạn cần biết đâu là cơ hội cho doanh nghiệp và đề xuất những giải pháp tối ưu hiệu quả hoạt động.
Kỹ năng phân tích dữ liệu
Một BA phải có khả năng đọc – hiểu dữ liệu, biết chắt lọc những thông tin có giá trị giữa rất nhiều dữ liệu và dùng chúng để thiết kế chiến lược kinh doanh. Vì vậy, bạn cần phải có một cái đầu nhanh nhạy để thấy được điều mà những dữ liệu muốn ám chỉ.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Nhìn một cách tổng quát, Business Analyst sẽ là người làm rõ các vấn đề, đề xuất các giải pháp khả thi, xác định phạm vi của dự án và trực tiếp tham gia vào việc giải quyết cùng các bên liên quan (stakeholders).
Công cụ và phần mềm hỗ trợ Business Analyst
Các BA thường sử dụng một số phần mềm như Microsoft Excel, Microsoft Access, SQL, Google Analytics,… Đây là những công cụ giúp thu thập và trực quan hóa dữ liệu hiệu quả. Tùy vào công việc mà bạn có thể sử dụng linh hoạt các phần mềm trên. Hãy bắt đầu tìm hiểu về một số phần mềm BA thường dùng ngay từ hôm nay!
Lời kết
Như vậy, với những chia sẻ vừa rồi của NZT Solutions hy vọng rằng bạn đã hiểu hơn về nghề Business Analyst và những thông tin liên quan đến công việc này. Cám ơn bạn đã theo dõi và đừng quên theo dõi những bài viết hay ho từ chúng tôi!